25. Đề tài: Khảo sát khả năng thích nghi, xây dựng quy trình trồng và thu thập cao chiết cây Ngải trắng tại tỉnh Trà Vinh
Lượt xem: 3112
25. Đề tài: Khảo sát khả năng thích nghi, xây dựng quy trình trồng và thu nhận cao chiết cây Ngải trắng (Curcuma  aromatica  Salisb) tại tỉnh Trà Vinh.
• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Sinh học Nhiệt đới - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
- Họ và tên thủ trưởng: Hoàng Nghĩa Sơn.
- Địa chỉ: 9/621 xa lộ Hà Nội, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 028.22157308. Fax: 028.38978794
 • Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
- Bà: Trịnh Thị Bền
- Học hàm, học vị: Thạc sỹ
- Chức danh: Nghiên cứu viên.
- Email: benttsh@gmail.com
- Điện thoại:  01699187788. Fax: 08.38978794
* Người tham gia chính:
- ThS. Trịnh Thị Bền - Chủ nhiệm đề tài.
Các thành viên:
- TS. Bùi Đình Thạch.
- KS. Nguyễn Phạm Ái Uyên.
- KS. Trương Ngọc Phương Nhi.
- ThS. Trần Thị Linh Giang.      
- KS. Diệp Trung Cang.             
- TS. Lê Thành Long.                
- KS. Vũ Quang Đạo.                   
- CN. Nguyễn Thái Hoàng Nam.
- KS. Lê Nguyễn Tú Linh.          
• Mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ:
* Mục tiêu của nhiệm vụ:
+ Mục tiêu tổng quát: Khảo sát khả năng thích nghi, hoàn thiện quy trình trồng và thu nhận cao chiết cây Ngải trắng (Curcuma aromatica Salisb) tại tỉnh Trà Vinh nhằm chuyển giao những kỹ thuật tiên tiến trong nhân giống, canh tác và tạo viên nén cây Ngải trắng cho nông dân và đơn vị phối hợp thực hiện.
+ Mục tiêu cụ thể:
- Hoàn thiện quy trình nhân nhanh giống cây Ngải trắng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật.
- Hoàn thiện quy trình trồng và thu nhận cao chiết cây Ngải trắng phù hợp với điều kiện tỉnh Trà Vinh.
- Xây dựng 3 mô hình canh tác cây Ngải trắng (tổng diện tích 1 ha).
- Đào tạo 3-4 cán bộ về kỹ thuật nuôi cấy mô cây Ngải trắng.
* Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nội dung 1. Nhân nhanh cây Ngải trắng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật.
- Nội dung 2. Điều tra khảo sát các mô hình canh tác nông nghiệp để thực hiện trồng khảo nghiệm và thực hiện mô hình cây Ngải trắng.
- Nội dung 3. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và tích lũy hoạt chất từ củ câyNgải trắng.
- Nội dung 4. Xây dựng mô hình canh tác cây Ngải trắng tại tỉnh Trà Vinh.
- Nội dung 5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác cây Ngải trắng được chuyển giao.
- Nội dung 6. Hoàn thiện quy trình ly trích thu nhận cao chiết từ củ cây Ngải trắng.
- Nội dung 7. Xác định hàm lượng hoạt chất trong cao chiết: phenolic, curcumol.
- Nội dung 8. Xác định hoạt tính kháng oxy hóa từ cao chiết củ Ngải trắng
- Nội dung 9. Xác định hoạt tính apoptosis của cao chiết trên mô hình tế bào ung thư biểu mô gan và ung thư vú.
- Nội dung 10. Xác định độc tính của cao chiết cây Ngải trắng.
- Nội dung 11. Bước đầu tạo viên nén (5.000 viên) chứa cao chiết từ củ cây Ngải rắng.
- Nội dung 12. Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo khoa học về kỹ thuật trồng cây Ngải trắng.
• Lĩnh vực nghiên cứu, cấp quản lý: Khoa học y - dược, cấp tỉnh.
• Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng một số phương pháp chính sau:
- Nhân nhanh cây Ngải trắng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật: Khảo nghiệm ảnh hưởng thời gian khử trùng lên khả năng tạo mẫu vô trùng in vitro; Khảo nghiệm ảnh hưởng của chất điều hòa tăng trưởng thực vật lên khả năng tạo chồi từ mẫu cấy, Khảo nghiệm ảnh hưởng của chất điều hòa tăng trưởng thực vật lên khả năng phát triển cây từ chồi, Khảo nghiệm ảnh hưởng của cơ chất và tỉ lệ cơ chất lên khả năng thích nghi cây in vitro khi đưa ra vườn ươm.
- Điều tra khảo sát các mô hình canh tác nông nghiệp để thực hiện trồng khảo nghiệm và thực hiện mô hình cây Ngải trắng: Điều tra khảo sát các mô hình canh tác nông nghiệp để bố trí trồng khảo nghiệm và thực hiện mô hình cây Ngải trắng; Điều tra khảo sát các mô hình canh tác nông nghiệp để thực hiện trồng khảo nghiệm và thực hiện mô hình cây Ngải trắng.
- Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và tích lũy hoạt chất từ củ cây Ngải trắng:
- Xây dựng mô hình canh tác cây Ngải trắng tại tỉnh Trà Vinh.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác cây Ngải trắng được chuyển giao.
- Hoàn thiện quy trình ly trích thu nhận cao chiết từ củ cây Ngải trắng.
- Xác định hàm lượng hoạt chất trong cao chiết: phenolic, curcumol; Xác định hoạt tính kháng oxy hóa từ cao chiết củ Ngải trắng; Xác định hoạt tính apoptosis của cao chiết trên mô hình tế bào ung thư biểu mô gan và ung thư vú. Xác định độc tính của cao chiết cây Ngải trắng.
- Bước đầu tạo viên nén (5.000 viên) chứa cao chiết từ củ cây Ngải trắng.
- Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo khoa học về kỹ thuật trồng cây Ngải trắng.
• Kết quả dự kiến: Báo cáo tổng kết đề tài
- Báo cáo tóm tắt; Báo cáo 31 công viêc.
- Quy trình nuôi cấy in vitro cây Ngải trắng.
- Quy trình trồng và chăm sóc cây Ngải trắng.
- Quy trình ly trích thu nhận cao chiết cây Ngải trắng.
- Quy  trình  sản  xuất  viên nén  chứa cao chiết cây Ngải trắng. 
- Mô hình trồng cây Ngải trắng tại Trà Vinh.
- Sản phẩm 5.000 viên nén.
- Báo cáo tổng kết (báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, các tài liệu khác có liên quan,…)
- Bài báo trên Tạp chí Thông tin khoa học và công nghệ: 01 bài.
• Thời gian bắt đầu dự kiến và kết thúc dự kiến: Từ tháng 12/2017 đến tháng 12/2019 (24 tháng).
• Kinh phí phê duyệt: Tổng kinh phí: 1.309,422 triệu đồng.
- Trong đó:
- Từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ nhà nước: 1.189,252 triệu đồng;
- Từ nguồn khác: 120.170 triệu đồng.

Xem chi tiết: tại đây
Tin khác
1 2 3 4 5  ...