01/2024 Tên nhiệm vụ “Nghiên cứu nuôi cá chim vây vàng (Trachinotus nlochii) thương phẩm phù hợp với điều kiện tại tỉnh Trà Vinh”
Lượt xem: 154

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Đại Học Nha Trang.

Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS. Trang Sĩ Trung

Mục tiêu nhiệm vụ:

Mục tiêu chung: Nghiên cứu thử nghiệm nuôi cá chim vây vàng nhằm xác định khả năng thích nghi và phát triển của cá chim vây vàng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Từ kết quả thử nghiệm, xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và phát triển nghề nuôi một đối tượng thủy sản mới có giá trị thương mại trên vùng nhiễm mặn của tỉnh.

Mục tiêu cụ thể:

Giai đoạn 1: Đánh giá khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát triển của cá chim vây vàng trong ao nuôi ở các vùng sinh thái phù hợp tại tỉnh Trà Vinh.

Giai đoạn 2:

- Hoàn chỉnh quy trình nuôi các chim vây vàng trong ao phù hợp với điều kiện tỉnh Trà Vinh đạt tỷ lệ sống >%, năng suất: 6-7 tấn/ha/vụ, cỡ cá thu hoạch: ≥ 0,5 kg/con.

- Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng bằng thức ăn công nghiệp, quy mô 0,6 ha.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi thương phẩm các chim vây vàng tại tỉnh Trà Vinh.

Nội dung chính của nhiệm vụ:

Giai đoạn I: Trong năm thứ nhất (12 tháng).

 - Nội dung 1: Nuôi thử nghiệm cá chim vây vàng ở 3 vùng sinh thái khác nhau.

- Giai đoạn II: Trong năm thứ hai (12 tháng).-

- Nội dung 2: Xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng trong ao tại vùng có kết quả thử nghiệm tốt nhất.

 - Nội dung 2: Xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng trong ao tại vùng có kết quả thử nghiệm tốt nhất.

 - Nội dung 3: Tổ chức hội thảo và tập huấn kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng trong ao.

Lĩnh vực nghiên cứuNông nghiệp.

Phương pháp nghiên cứu: 

Nghiên cứu được thực hiện với các phương pháp:

Phỏng vấn nông hộ, thu thập thông tin về diện tích sản xuất, kỹ thuật canh tác, giống, tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loài sinh vật gây hạinăng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuấtnhững thuận lợi và khó khăn trong sản xuất.

- Điều tra bệnh vàng lá thối rễ, bệnh chảy gôm, hiện tượng vàng đầu và khô đầu múi.Điều tra nhóm sâu hại: rệp sáp, rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa và rầy mềm. Điều tra, phân tích vùng rễ: tuyến trùng.

- Thực hiện các thí nghiệm kỹ thuật bón bổ sung trấu, phân hữu cơ, phân trung vi lượng trên cây quýt Đường; kỹ thuật phòng trừ tuyến trùng bền vững, thân thiện với môi trường; kỹ thuật hạn chế đỏ đít trái; kỹ thuật hạn chế hiện tượng khô đầu múi; kỹ thuật thân thiện với môi trường trong việc điều khiển ra hoa trong mùa mưa, thu hoạch trong mùa khô (nghịch vụ).

Thực hiện các thí nghiệm đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong trồng mới cây quýt Đường; các giải pháp kỹ thuật trong cải tạo vườn quýt Đường đang cho trái..

Kết quả dự kiến:

- Cá chim vây vàng thử nghiệm: 1.800 – 2.100 kg ( ≥0,5 kg/con )

- Cá chim vây vàng thương phẩm: 3.600 – 4.200 kg ( ≥0,5 kg/con )

- Báo cáo đánh giá khả năng thích nghi, sinh trưởng của cá chim vây vàng trong ao nuôi thử nghiệm ở 3 vùng sinh thái khác nhau tại tỉnh Trà Vinh.

- Quy trình ương giống và nuôi cá chim vây vàng trong ao bằng thức ăn công nghệp.

- Báo cáo tổng kết giai đoạn I (Báo cáo tổng hợp kết quả về đánh giá khả năng thích nghi, sinh trưởng của cá chim vây vàng trong ao nuôi thử nghiệm ở 3 vùng sinh thái khác nhau tại tỉnh Trà Vinh).

- Báo cáo tổng hợp kết quả về xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng trong ao tại vùng có kết quả thử nghiệm tốt nhất tại tỉnh Trà Vinh.

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài (bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt.

- 02 Bài báo.

Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến: 24 tháng từ 12/2023 đến 12/2025.

Kinh phí được phê duyệt: 2.612.402.500 đồng.

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ...