22. Đề tài: Xây dựng mô hình trồng dừa sáp bằng nguồn cây giống nuôi cấy phôi tại tỉnh Trà Vinh
Lượt xem: 2939
22. Đề tài: Xây dựng mô hình trồng dừa Sáp bằng nguồn cây giống nuôi cấy phôi tại tỉnh Trà Vinh.
• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh.
- Họ và tên thủ trưởng: ThS. Trần Văn Út Tám.
- Địa chỉ: Số 52, ấp Sa Bình, xã Long Đức, Tp. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
- Điện thoại: 0294.3846025.
• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
- Bà: Trần Thanh Trang
- Học hàm, học vị: Thạc sỹ.
- Chức danh: Trưởng phòng.
- Email: locbinh0609@gmail.com
- Điện thoại: 0975328390.
* Người tham gia chính:
- ThS. Trần Thanh Trang - Chủ nhiệm đề tài.
Các thành viên:
- ThS. Huỳnh Vân An.
- CN. Huỳnh Diễm Sương.          
- KTV. Trương Ngọc Phương Nhi. 
• Mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ:
* Mục tiêu của nhiệm vụ:
+ Mục tiêu chung:
- Tiếp nhận quy trình công nghệ nuôi cấy phôi dừa Sáp nhằm mục tiêu phát trển giống dừa Sáp đặc trưng của tỉnh Trà Vinh.
+ Mục tiêu cụ thể:
- Tiếp nhận quy trình công nghệ nuôi cấy phôi dừa Sáp tại tỉnh Trà Vinh.
- Xây dựng mô hình trồng dừa Sáp bằng nguồn cây giống nuôi cấy phôi nhằm phục vụ mục tiêu bền vững và gia tăng thu nhập thực tế cho các hộ nông dân trồng dừa, cũng như phát triển sản phẩm đặc trưng cho tỉnh Trà Vinh.
- Đào tạo 06 kỹ thuật viên, tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dừa Sáp cho 200 nông dân tai địa phương nơi thực hiện dự án.
* Nội dung chính của nhiệm vụ:
- Nội dung 1: Tiếp nhận các quy trình công nghệ nhân giống và trồng dừa Sáp.
+ Tiếp nhận công nghệ cấy phôi dừa Sáp: Dự án tiếp nhận quy trình công nghệ cấy phôi dừa Sáp từ Trường Đại học Trà Vinh.
+ Tiếp nhận công nghệ trồng và chăm sóc cây dừa Sáp nuôi cấy phôi ở ngoài đồng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản: Dự án sẽ tiếp nhận quy trình trồng và chăm sóc cây dừa Sáp nuôi cấy phôi ở ngoài đồng từ Viện nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu, Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dừa Sáp nuôi cấy phôi là sản phẩm của dự án “ Phát triển sản xuất giống dừa giai đoạn 2011 – 2015” của Viện nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu.
- Nội dung 2: Xây dựng mô hình trồng dừa Sáp bằng nguồn cây giống nuôi cấy phôi:
+ Xây dựng mô hình nhân giống dừa Sáp bằng nguồn cây giống nuôi cấy phôi, diện tích 500m2, quy mô 1.500 cây dừa Sáp giống.
+ Xây dựng mô hình trồng dừa Sáp bằng nguồn cây giống nuôi cấy phôi, yêu cầu cần đạt là: Tỷ lệ sống ngoài đồng > 80% với tổng diện tích 06 ha, trong đó: 01ha trồng bằng giống mua từ cơ sở sản xuất giống; 05 ha trồng bằng giống từ mô hình nhân giống của dự án.
- Nội dung 3: Đào tạo kỹ thuật viên và tập huấn kỹ thuật cho nông dân:
* Đào tạo kỹ thuật viên:
+ Trường Đại học Trà Vinh sẽ đào tạo 04 kỹ thuật viên về công nghệ nuôi cấy phôi dừa Sáp và huấn luyện ương dưỡng cây con trong giai đoạn vườn ươm.
+ Viện nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu sẽ đào tạo 02 kỹ thuật viên về kỹ thuật trồng chăm sóc cây dừa Sáp nuôi cấy phôi ngoài đồng.
* Tập huấn kỹ thuật cho nông dân: Số lượng tham gia 200 lượt người; Nội dung tập huấn: kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dừa Sáp bằng nguồn cây giống nuôi cấy phôi.
- Nội dung 4: Hội thảo:
 Tổ chức hội thảo: 02 cuộc hội thảo (công bố các kết quả đạt được của dự án).
+ Số lượng người tham dự: 30 lượt người/cuộc;
+ Thành phần tham dự: Lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, phòng NN & PTNT các huyện, nông dân trong vùng dự án, để nhận xét đánh giá kết quả đạt được của dự án.
+ Thời gian thực hiện: Sau khi thực hiện nội dung xây dựng mô hình.
• Lĩnh vực nghiên cứu và cấp quản lý: Khoa học nông nghiệp, cấp bộ.
• Phương pháp nghiên cứu:
- Tiếp nhận quy trình nuôi cấy phôi dừa sáp từ trường Đại học Trà Vinh (4 kỹ thuật viên về công nghệ nuôi cấy phôi) và Viện nghiên cứu Dầu và cây có Dầu (02 kỹ thuật viên trồng và chăm sóc cây dừa sáp cấy phôi ở ngoài đồng).
- Sau khi đào tạo kỹ thuật viên sẽ là lực lượng nồng cốt cho hoạt động sản xuất giống dừa sáp và xây dựng mô hình của dự án.
- Tiến hành nhân giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi với số lượng là 1.500 cây, diện tích mô hình là 500 m2. 1.000 cây sẽ được chuyển xuống các mô hình ngoài đồng (diện tích là 5 ha) của dự án, số cây giống còn lại sẽ được thương mại hóa.
- Tiến hành khảo sát, thẩm định chọn các hộ đạt tiêu chí xây dựng mô hình; cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án và các thành viên tham gia tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dừa sáp nuôi cấy phôi cho 200 nông dân và cung cấp cây giống cho các hộ tham gia mô hình.
• Kết quả dự kiến:
- Quy trình công nghệ nhân giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi, các quy trình kỹ thuật dễ áp dụng, phù hợp với điều kiện tỉnh Trà Vinh được tổ chức chủ trì tiếp thu và làm chủ các công nghệ chuyển giao.
 - Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc dừa sáp nuôi bằng nguồn giống nuôi cấy phôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Trà Vinh và trình độ tiếp nhận của nông dân tỉnh Trà Vinh được tổ chức chủ trì tiếp thu và làm chủ các công nghệ chuyển giao.
- Mô hình nhân giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi, quy mô 500 m2, đạt 1.500 cây giống.
- Mô hình trồng dừa sáp bằng nguồn giống nuôi cấy phôi:
+ 1 ha trồng bằng giống mua từ cơ sở sản xuất giống.
+ 5 ha trồng bằng giống từ mô hình nhân giống của dự án.
- Đào tạo 6 kỹ thuật viên:
+ 4 Kỹ thuật viên nhân giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi. 
+ 2 Kỹ thuật viên trồng và chăm sóc dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi.
- Tập huấn kỹ thuật cho 200 nông dân trong vùng dự án.
- Báo cáo tổng kết (báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, các tài liệu khác có liên quan,…)
- Bài báo trên tạp chí khoa học và công nghệ: 01 bài.
• Thời gian bắt đầu dự kiến và kết thúc dự kiến: Từ tháng 11/2016 đến tháng 10/2019 (36 tháng).
• Kinh phí phê duyệt: Tổng kinh phí: 5.500 triệu đồng.
- Trong đó:
- Từ ngân sách nhà nước: 3.450,188 triệu đồng. Trong đó: ngân sách trung ương: 2.730 triệu đồng, ngân sách địa phương: 720,188 triệu đồng;
- Từ nguồn khác: 2.049,812 triệu đồng.

Xem chi tiết: tại đây
Tin khác
1 2 3 4 5  ...